Cho thuê xe đi Bái Đính – Tràng An

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính là khu chùa linh thiêng lớn nhất Việt Nam hàng năm đón hàng vạn phật tử về hành hương.
 
     Chỉ cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km, Chùa Bái Đính nằm uy nghi trên ngọn núi Bái Đính với khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới.

     Là 1 trung tâm phật giáo lớn của Việt Nam, 1 khu di tích đặc biệt của quốc gia Chùa Bái Đínhcho đến nay sở hữu nhiều kỷ lục như:
     – Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á: Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ.
     – Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
     – Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
     – Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
     – Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
     – Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
     – Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
     – Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ
     Với những kỷ lục trên Chùa Bái Đính là điểm đến không thể thiếu trong những chuyến đi đến mảnh đất Ninh Bình, dù ngắn ngày hay dài ngày.
     1 số điểm tham quan khi đến với Chùa Bái Đính:
    
     Tam Quan Nội

     Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết cao tới đỉnh 16,5 m, có chiều dài 32 m, rộng 13,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ. Trong tam quan đặt 10 tượng Hộ Pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn.

chua-bai-dinh-ninh-binh.jpg
                                                                                                                                       


     Tháp chuông
     Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đ¬ường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam (Phá kỷ lục Việt Nam)”.

thap-chuong-chua-bai-dinh.jpg

                                                                                                                                                         

     Điện Quan Thế Âm Bồ Tát
     Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.

chua-bai-dinh-co.jpg

                                                                                                                                                          

     Điện Tam Thế
     Tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt nước biển là 76 m. Đây là một toà rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000 m2. Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”

dien-tam-the-chua-bai-dinh.jpg

                                                                                                                                  

     Chùa Pháp Chủ
     Xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5 m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8 m. Điều đặc biệt ở chùa Pháp chủ là ở gian giữa trên bệ cao, đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” ngày 4 tháng 5 năm 2006. Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, mới chỉ có ở chùa Bái Đính.

chua-bai-dinh-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam.jpg

                                                                                                                                                       

     Hành lang La Hán
     Gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tượng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt Nam chưa có một ngôi chùa nào có nhiều tượng La Hán bằng đá như ở chùa Bái Đính.

du-lich-chua-bai-dinh.jpg

                                                                                                                                                                     

     Giếng ngọc
     Đó là giếng ngọc của chùa Bái Đính cũ được xây dựng lại nằm gần chân núi Bái Đính mà cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”.

tour-chua-bai-dinh.jpg

                                                                                                                                             

                                                                                                   

tham-quan-chua-bai-dinh.jpg
                                                                                                                                              
Hoa anh đào nở rộ mỗi dịp xuân về
 
ve-dep-chua-bai-dinh.jpg
                      100 cây Bồ đề được chiết từ Ấn Độ                                                                                                                                   


Nếu bạn đã mỏi chân tham quan Chùa Bái Đính bạn có thể đến Tam Cốc – Bích Động ngồi thuyền trên sông Ngô Đồng ngắm cảnh non nước, hoặc du ngoạn tại Tràng An, thăm lại cố đô Hoa Lư

Viết một bình luận